Trong kinh doanh online, vấn đề mà nhiều người bán lưu tâm chính là làm sao để hàng hóa được giao cho khách nhanh chóng và tối ưu chi phí nhất có thể. Cùng tham khảo kinh nghiệm ship hàng online trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lựa chọn hình thức ship hàng khi kinh doanh online
Hiện nay có nhiều hình thức ship hàng khi kinh doanh online tùy bạn chọn lựa tùy vào nhu cầu và điều kiện của bản thân. Dưới đây là một số cách thức phổ biến hiện nay:
1.1. Tự ship hàng
Quy mô cửa hàng sẽ quyết định việc xây dựng chính sách ship hàng của từng chủ kinh doanh. Thực tế, không phải đơn vị nào cũng có đủ khả năng chi trả phí ship, nhất là với những shop nhỏ lẻ, kinh doanh tự phát. Trong những trường hợp này, việc áp dụng hình thức tự ship hàng là các tiết kiệm chi phí tốt nhất.
Với hình thức này, ưu điểm là bạn không cần mất tiền thuê nhân viên hay bên thứ ba, có thể cân mọi hình thức phù hợp. Tuy nhiên, nhược điểm là nếu vào mùa cao điểm việc tự mình shop có thể dẫn đến rủi ro không đủ nguồn lực, khiến trễ đơn hàng và bạn chỉ có thể ship nội thành với khách hàng gần nơi sinh sống.
1.2. Thuê shipper ngoài
Với những cửa hàng kinh doanh lớn có số lượng đơn hàng nhiều mỗi ngày, lúc này việc chọn thuê shipper ngoài được cân nhắc. Hãy thử tìm một Shipper “ruột”, người chuyên ship hàng cho shop, với độ uy tín và tin tưởng cao nhất là với những món hàng đắt giá bạn không tự tin giao cho shipper lạ.
1.3. Đơn vị vận chuyển
Ký kết hợp đồng làm ăn lâu dài với một đơn vị vận chuyển cố định có lẽ lựa chọn bạn nên nghĩ đến nếu cửa hàng có quy mô lớn, số lượng đơn hàng mỗi ngày cao và không thể tự ship hoặc thuê shipper tự do. Những đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín hiện nay gồm:
- Viettel Post
- Giao Hàng Nhanh
- Giao Hàng Tiết Kiệm
- Nhất Tín Express….
1.4 Chọn nền tảng phân phối vận chuyển trung gian
Ngoài các hình thức giao hàng kể trên, để giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí, Chủ Shop có thể lựa chọn các đơn vị phân phối vận chuyển trung gian. Tại đây, OnShip hỗ trợ Khách Hàng đặt giao hàng 15 đơn vị vận chuyển uy tín và lớn nhất trên cùng 1 nền tảng ứng dụng.
Tham khảo thêm tại: https://onship.io/
2. Đóng gói hàng hóa cẩn thận
Quá trình vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng đường dài, bạn còn cần quan tâm đến đến việc đóng gói hàng hóa cẩn thận để tránh các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra như đổ vỡ, hỏng, rách… Một số đơn vị vận chuyển kể trên sẽ có dịch vụ gói hàng cho bạn; tuy nhiên, phần lớn việc tự đóng gói sẽ đem đến mức độ an toàn và an tâm cao hơn.
Về cách thức đóng gói:
- Đối với những sản phẩm nhẹ: Như thời trang quần áo, giày dép… bạn cần sử dụng loại giấy gói chuyên dụng chống rách, hoặc bằng nilon thay vì chỉ giấy thường. Đồng thời, việc niêm phong cẩn thận cũng cần được lưu ý để tránh việc giây bẩn trong quá trình vận chuyển.
- Đối với những mặt hàng dễ vỡ hoặc hư hỏng: Bạn cần tránh để không gian thừa trong hộp để hàng hóa không dịch chuyển, va chạm ảnh hưởng món đồ. Hãy sử dụng những chất liệu như vải thừa hoặc phao để bảo vệ những món đồ này tốt hơn. Với những món hàng mà hình dáng của chúng là điều quan trọng, chủ shop hãy cân nhắc gói cẩn thận và chọn túi nilon màu sắc bắt mắt để được để ý thường xuyên. Hoặc có thể sử dụng túi giấy tái chế tạo ấn tượng thân thiện môi trường…. làm sao để có thể tạo ấn tượng tốt nhất của khách hàng dành cho shop.
3. Xác định chiến lược về chi phí ship hàng
Ship hàng hóa cũng là một trong những phần quan trọng của kinh doanh online và dĩ nhiên sẽ tốn của bạn 1 khoảng kha khá thời gian đầu khi chưa quen. Do đó, bạn cần xác định được việc sẽ thu bao nhiêu tiền của khách với mỗi đơn hàng khi kinh doanh online để sau đó quyết định được loại hình giao hàng nào sẽ phù hợp với tình hình hiện tại của cửa hàng.
Đầu tiên để làm được điều này, bạn cần nghĩ đến:
- Chi phí vận chuyển hàng hóa mà bạn phải bỏ ra khi thuê shipper hay các đơn vị vận chuyển bên ngoài. Trong trường hợp bạn tự đi ship thì nên xác định các chi phí mà bạn có thể phải bỏ ra khi đi ship cho khách như tiền xăng xe, vé ra vào cổng…
- Lợi nhuận mà bạn có được khi bán 1 món hàng hóa. Số tiền lời từ việc kinh doanh 1 món hàng có đủ chi trả cho tiền ship và tiền vốn ban đầu hay không. Nếu không còn hoặc thậm chí lỗ, bạn nên cân nhắc phương pháp giao hàng khác.
Sau khi, định hình các mức chi phí về phí ship khi giao hàng cho khách, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng 1 loại chiến lược về phí ship hay kết hợp linh hoạt chúng với nhau. Lời khuyên tốt nhất là nên linh hoạt, kết hợp nhiều chiến lược về phí ship hàng để tối ưu ngân sách và đem lại hiệu quả bán hàng, chăm sóc khách hàng tốt nhất. Việc phụ thuộc vào một hình thức vận chuyển có thể sẽ khiến bạn thụ động nếu sự cố xảy ra, do đó, việc tìm sẵn 1 đến 2 phương án phòng bị chưa bao giờ là thừa.
4. Quản lý và cập nhật về tình hình đơn hàng
Sau cùng, khi đã giao hàng cho shipper, đừng quên việc quản lý và cập nhật về tình hình các đơn hàng, thống kê lại một cách thường xuyên, liên tục dù bạn tự ship, thuê shipper hay sử dụng đơn vị vận chuyển.
Ngoài ra hãy thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về những dịch vụ ship ngoài mà bạn sử dụng để xem xét và cải thiện dịch vụ. Vì shop kinh doanh online không phải là người trực tiếp giao hàng cho khách nên lúc này shipper sẽ là bộ mặt của cửa hàng khi gặp khách hàng. Chính vì thế, có những phản hồi của khách đến shipper mà chủ shop không nhận được sẽ không biết cách để khắc phục.
Do đó, đừng chỉ trông chờ vào việc truyền tin từ shipper mà bạn nên chủ động liên hệ với khách hàng để biết được liệu lần giao hàng đó có hiệu quả và khách hàng có hài lòng về sản phẩm hay bất cứ yếu tố nào khác không như cách thức đóng gói đơn hàng, thái độ của shipper…